Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn,…Vì vậy, nâng cao sức đề kháng cũng chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, đặc biệt trong mùa dịch.
Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.
Không có bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Thay vào đó, việc áp dụng những thói quen sống lành mạnh có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của bạn suốt đời.
Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng, bao gồm:
- Lối sống khoa học: Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng, đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy yếu. Bạn có thể thư giãn bằng cách tập thể dục hàng ngày và kiểm soát căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc. Bạn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, bạn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như carb, protein, chất xơ cho cơ thể khỏe mạnh.
bạn cần ngủ đủ giấc từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Tập thể dục: giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Tập thể dục cũng giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Mỗi ngày bạn nên dành thời gian khoảng 30 phút – 1 tiếng để tập các bài tập phù hợp với sở thích và cơ thể của mình.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống giàu vitamin giúp cơ thể chống oxy hóa, mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh.
Tập thể dục và một chế độ dinh dưỡng hợp lí giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
- Không lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia: Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Nếu uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn.
Uống quá nhiều rượu có thể ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng
- Tiêm vắc xin: Vắc-xin ngừa COVID-19 có hiệu quả trong việc bảo vệ bạn khỏi COVID-19, đặc biệt là tránh được bệnh nghiêm trọng và tử vong. Tiêm vắc-xin COVID-19 làm giảm nguy cơ lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19 ở người. Vắc-xin COVID-19 dạy cho hệ miễn dịch của chúng ta cách nhận biết và chiến đấu với chủng vi-rút gây bệnh COVID-19. Thường phải mất 2 tuần sau khi chủng ngừa để có thể tạo dựng hàng rào bảo vệ (miễn dịch) chống lại vi-rút gây bệnh COVID-19.